Tác giả: Abd Alsaheb, R. A., Aladdin, A., Othman, N. Z., Abd Malek, R., Leng, O. M., Aziz, R., & El Enshasy, H. A.
Người dịch và biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển ; GIAO TRADING CO.,LTD
Acid lactic là một trong những acid hữu cơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Bốn ngành mà sử dụng acid lactic nhiều nhất là: công nghiệp thực phẩm, hóa chất, mỹ phẩm và dược phẩm. Acid lactic được coi là an toàn, xếp vào phân loại GRAS theo FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm) Hoa Kỳ.
Đặc biệt, acid lactic được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm và dược mỹ phẩm. Acid lactic thường được sử dụng như một chất điều chỉnh pH. Ngoài ra, acid lactic còn có các tác dụng khác như: tăng cường khả năng hydrat hóa trên da, kháng khuẩn, làm sáng da và dưỡng ẩm. Bài viết này sẽ cùng bàn luận về việc sử dụng acid lactic trong các sản phẩm mỹ phẩm và dược mỹ phẩm như thế nào?
1. Nguồn gốc
Acid lactic là một alpha hydroxy acid (AHA) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele.
Tên của acid lactic có nguồn gốc từ tên Latin (sữa mẹ) có nghĩa là sữa.
Tuy nhiên, vai trò của vi khuẩn probiotics đối với việc sản xuất acid lactic lần đầu tiên được báo cáo bởi nhà khoa học nổi tiếng người Pháp Louis Pasteur.
Acid hữu cơ này lần đầu tiên được sản xuất ở quy mô công nghiệp vào năm 1895 bởi công ty hóa học/dược phẩm nổi tiếng Boehringer Ingelheim. Kể từ thời điểm đó, acid hữu cơ này được coi là một trong những acid hữu cơ quan trọng với nhiều mục đích sử dụng công nghiệp.
Hình ảnh tóm tắt các sự kiện quan trọng trong phát triển và ứng dụng công nghệ trong sử dụng Acid Lactic từ vi khuẩn
2. Cấu trúc phân tử
Là một Alpha Hydroxy Acid (AHA) – một trong nhiều hợp chất AHA có khả năng thâm nhập qua da nhưng ít gây kích ứng
Thường áp dụng chủ yếu cho da khô, da nhạy cảm và rất ít khi gây bong tróc da.
3. Tính chất
Cấu trúc bền, tác nhân oxy hóa mạnh
Tan trong nước và cồn
Điều chỉnh pH cho các dung dịch và các sản phẩm công nghiệp
Tính giữ ẩm
Hợp chất an toàn không gây độc tính
4. Cơ chế
Bong tróc tế bào sừng và loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da: giảm lượng Calci ở tế bào thượng bì làm các tế bào này không kết dính với nhau và bong ra.
Dưỡng ẩm: Do có khả năng hút nước, yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMF) của da
Kháng viêm, kháng khuẩn
Dung dịch lactic acid nồng độ cao có pH < 3,5 là một tác nhân thay da hóa học.
5. Ứng dụng trong mỹ phẩm và dược mỹ phẩm
5.1. Kem dưỡng phục hồi sáng da, đều màu da
Từ thời xa xưa cổ đại, nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng Cleopatra thường sử dụng sữa tươi để tắm, do đó có một làn da luôn mới, trẻ trung và trắng sáng.
Các nghiên cứu gần đây cũng khẳng định acid lactic có khả năng làm sáng da, ức chế tổng hợp trực tiếp melanin, giúp da sáng hơn.
5.2. Thành phần dưỡng ẩm
Acid lactic có khả năng dưỡng ẩm tốt, sử dụng để phòng ngừa lão hóa do mất nước, da khô.
Acid lactic là một yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên của da (Natural Moiturizing Factor – NMF), acid lactic thúc đẩy sản xuất collagen, giúp làm săn chắc da, lấp đầy các nếp nhăn nhỏ.
5.3. Tẩy tế bào chết hoặc peel da tùy thuộc vào nồng độ
Acid lactic là một AHA được sử dụng trong chăm sóc da như một chất tẩy da chết hóa học.
Các sản phẩm mỹ phẩm và dược mỹ phẩm có chứa acid lactic có lợi cho da vì sẽ giúp loại bỏ các da chết tích tụ trên bề mặt da lâu ngày. Những tế bào chết này dẫn đến da khô, xỉn màu và có thể ngăn chặn khả năng hoạt động, tác dụng của các phương pháp điều trị da khác. Tẩy da chết này là một trong những phần quan trọng nhất của chế độ chăm sóc da.
Hầu hết các loại mỹ phẩm hoặc dược mỹ phẩm chứa acid lactic ít hơn 10% để tẩy tế bào chết trên da dịu nhẹ và có thể sử dụng hàng ngày.
Thay da hóa học bằng acid lactic có nồng độ từ 15 đến 50%, có thể sử dụng tại nhà hàng tuần.
Thường có thể kết hợp cùng với một số acid khác trong thay da, ví dụ dung dịch Jessner gồm: salicylic acid (BHA), lactic acid (AHA), resorcinol.
5.4. Kem dưỡng cho những làn da khô, nhạy cảm
Các sản phẩm mỹ phẩm hoặc dược mỹ phẩm có chứa acid lactic đều có lợi cho tất cả các loại da, lý tưởng nhất là cho da khô và nhạy cảm vì nó vừa phải hơn so với acid glycolic.
Da nhạy cảm cũng cần tẩy da chết, nhưng thường có vấn đề khi kết hợp với phương pháp vật lý như chà mặt hoặc mài da vi điểm. Khi dùng acid lactic nồng độ thấp ngoài tác dụng tẩy da chết còn có khả năng dưỡng ẩm – có lợi cho da khô. Thường đối với loại da này lớp ngoài cùng của da tích tụ nhiều tế bào chết. Tẩy da chết hóa học sẽ loại bỏ da chết tích tụ hiệu quả hơn so với chà.
Acid lactic cũng có đặc tính hydrat hóa.
Mặc dù acid lactic nhẹ hơn một số hợp chất khác, nhưng nó vẫn có thể gây khó chịu, đặc biệt trên da bị tổn thương hoặc dễ bị dị ứng. Và bất kể sản phẩm mỹ phẩm hoặc dược mỹ phẩm nào chứa AHA khi sử dụng đều có thể làm da tăng độ nhạy với ánh nắng mặt trời – đây là một trong các vấn đề thường gặp nhất khi sử dụng. Do đó, một điều đặc biệt quan trọng sau khi sử dụng sản phẩm mỹ phẩm hoặc dược mỹ phẩm chứa acid lactic – đó là phải tránh tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng và sử dụng kem chống nắng với SPF từ 15 trở lên.
Về sản phẩm của chúng tôi
BIOMATRIX PROBIO PEEL là sản phẩm peel chuyên nghiệp dựa trên Propylene Glycol. Trong thành phần chứa Lactic Acid 25% là một AHA giúp bong tróc tế bào sừng và loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da dịu nhẹ, đồng thời cấp ẩm cho da giúp da nhanh phục hồi sau peel. Sản phẩm không gây bong tróc trên da, cùng với các thành phần khác như Bacterial lysates, Gluconolactone 10% và Lactobionic Acid 5% – sẽ tạo ra hiệu ứng nhanh và sáng da.
Ưu điểm sản phẩm
- Cung cấp dưỡng ẩm sâu;
- Có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống viêm;
- Hiệu quả nâng cơ tức thì, làm dịu da hoàn hảo và thu nhỏ lỗ chân lông;
- Giúp da rạng rỡ tức thì
- Thủ tục không xâm lấn;
- Dịu nhẹ, không gây cảm giác đau rát.
Chỉ định
- Các dấu hiệu lão hóa do tác động của ánh nắng mặt trời và tia cực tím và thời gian
- Tăng sừng hóa;
- Da khô, nhạy cảm, thiếu nước;
- Da kém đàn hồi;
- Da xỉn màu, mất sắc tố;
- Da nhờn, lỗ chân lông to;
- Da có các tổn thương do mụn trứng cá;
- Làn da lão hoá sớm do hút thuốc
Trãi nghiệm sản phẩm tại: biotime.vn
Tài liệu tham khảo:
[1] Abd Alsaheb, R. A., Aladdin, A., Othman, N. Z., Abd Malek, R., Leng, O. M., Aziz, R., & El Enshasy, H. A. (2015). Lactic acid applications in pharmaceutical and cosmeceutical industries. Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 7(10), 729-735. [2] Rashid, R. (2008). Optimization and modeling of lactic acid production from pineapple waste. Faculty of Chemical and Natural Resources Engineering. Universiti Teknologi Malaysia.