Tác giả: Trivedi, M. K., Kroumpouzos, G., & Murase, J. E.
Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển – Công ty TNHH Thương Mại Giao – GIAO TRADING CO.,LTD
Vấn đề an toàn trong các quy trình thẩm mỹ ở những phụ nữ mang thai và đang cho con bú đang rất được quan tâm bởi trong lúc mang thai, cơ thể phụ nữ có một số thay đổi. Bài viết này tổng kết các nghiên cứu và đánh giá độ an toàn của các quy trình thẩm mỹ và một số hoạt chất sử dụng trong mỹ phẩm cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
1. Sử dụng các thuốc gây tê dạng tiêm và tại chỗ ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Thuốc gây mê dạng tiêm ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Mối quan tâm chính khi sử dụng các thuốc gây mê dạng tiêm là khả năng đi qua hàng rào nhau thai và khả năng gây “Dị tật thai nhi”
Lidocain là thuốc loại B – được sử dụng từ rất lâu đời. Lidocain có thể có tác dụng không mong muốn trong khi mang thai vì thai nhi có thể chuyển hóa lidocain vượt qua hàng rào nhau thai. Các mối quan tâm chính của việc sử dụng lidocain trong khi mang thai nếu tiêm vào động mạch và sử dụng thuốc liều cao.
Vì hai tình huống này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và thần kinh trung ương của thai nhi. Mặc dù lidocaine được tìm thấy trong chất làm đầy và được sử dụng trong nhiều quy trình phẫu thuật da liễu, nhưng liều lượng được sử dụng thấp hơn nhiều so với liều tối đa khuyến cáo dưới da là 4,5 mg/kg hoặc 300 mg ở Hoa Kỳ.
Đối với bupivacain và mepivacain thì được xếp vào loại C thai kỳ vì có thể gây chậm nhịp tim của thai nhi và sinh non ở trường hợp sử dụng mepivacain.
Thuốc gây tê tại chỗ ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Các thuốc bôi phổ biến nhất được sử dụng trong các thủ thuật da liễu bao gồm benzocaine, tetracaine và lidocaine 2,5%/kem bôi prilocain 2,5%.
Benzocaine là thuốc gây tê loại C thai kỳ vì nguy cơ methemoglobinemia ở trẻ sơ sinh. Methemoglobinemia cũng là mối quan tâm khi sử dụng ở liều cao prilocain. Tuy nhiên, 2,5% lidocaine hoặc prilocaine được đánh giá loại B thai kỳ, an toàn, tránh tiếp xúc với mắt
Tetracain được phân loại là thuốc mang thai loại C nhưng được ưu tiên thuốc gây tê cục bộ cho các thủ thuật quanh mắt và mí mắt vì nguy cơ kích ứng giác mạc thấp hơn.
2. Peel da hóa học ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Peel da hóa học phổ biến nhất bao gồm: acid glycolic, acid lactic, acid salicylic, Jessner và tricholoracetic acid.
Peel da với acid glycolic
Peel da với acid glycolic ở nồng độ từ 30% đến 70% gây ly giải biểu bì và bong sừng. Mặc dù chưa có đủ dữ liệu an toàn, nhưng peel thường được coi là an toàn vì khả năng thâm nhập qua da vào máu không đáng kể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Peel da với acid lactic
Peel da với acid lactic gây bong sừng, loại bỏ tế bào chết. Acid lactic 2% đã được sử dụng để điều trị mụn trứng cá khi mang thai mà không có báo cáo rủi ro cho thai nhi và khả năng thâm nhập qua da không đáng kể.
Peel da với acid salicylic
Acid salicylic, được phân loại là loại C thai kỳ, là một beta-hydroxy acid (BHA) có hoạt tính tiêu sừng. Loại acid này có thể thâm nhập qua da đáng kể lên đến 25% nếu sử dụng trên vùng da diện tích lớn
Tuy nhiên, kết quả ở phụ nữ đang mang thai điều trị bằng liều thấp aspirin đường uống đã chứng minh không có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bào thai.
Do đó, khuyến cáo rằng nếu sử dụng acid để điều trị cho những bệnh nhân đang mang thai thì nên sử dụng trên vùng diện tích da hạn chế.
Peel khác
Peel da với Jessner là sự kết hợp của resorcinol, acid salicylic và acid lactic. Chưa có đủ bằng chứng khoa học về peel Jessner có ảnh hưởng khi mang thai nhưng peel này có chứa acid salicylic, nên cần được sử dụng thận trọng vì những rủi ro đã đề cập trước đó.
Peel da trichloroacetic acid (TCA) cũng nên được sử dụng thận trọng vì khả năng thâm nhập qua da và có thể được hấp thụ qua bề mặt niêm mạc mắt và miệng.
3. Triệt lông ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Bệnh nhân được khuyến cáo điều trị tình trạng lông mọc quá mức bằng cách tẩy lông, cạo lông và bôi kem làm rụng lông trong thời kỳ mang thai.
Triệt lông vĩnh viễn
Triệt lông vĩnh viễn bằng phương pháp trị liệu bằng laser hoặc điện phân thường không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai do thiếu các bằng chứng khoa học về độ an toàn. Có một giả thuyết cho rằng không sử dụng được điện phân vì nước ối có thể xem như là một chất dẫn điện.
Bộ sản phẩm GoodnDoc dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú
Bộ sản phẩm từ mầm gạo + men Galactomyces + hỗn hợp chiết xuất thực vật gồm 2 sản phẩm: PURIFYING pH 5.5 TONER và PURIFYING OIL FREE EMULSION với 2 bước dưỡng da tối giản giúp dưỡng ẩm, làm sáng da dành cho phụ nữ sau sinh và cho con bú dịu nhẹ trên da
Thành phần nổi bật:
Tinh chất dưỡng da lên men từ mầm gạo không chỉ giúp làm sáng da mà còn giúp tăng độ đàn hồi của da, tăng cường trao đổi chất ở da
Men Galactomyces giúp giữ tối đa hàm lượng vitamin, acid amin và khoáng chất mang lại công dụng tối đa trong làm đẹp da hằng ngày đặc biết với làn da khô ngày se lạnh
Trải nghiệm các sản phẩm trên tại: biotime.vn ; GIAO TRADING CO.,LTD
TLTK
Trivedi, M. K., Kroumpouzos, G., & Murase, J. E. (2017). A review of the safety of cosmetic procedures during pregnancy and lactation. International Journal of Women’s Dermatology, 3(1), 6–10.