Người dịch và Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Phòng nghiên cứu & phát triển – Công ty TNHH Thương Mại Giao – GIAO TRADING CO.,LTD
Theo phương pháp y học Ayurvedic và Trung Quốc cổ đại, Face mapping – liên quan đến vị trí các nốt mụn đến các cơ quan nội tạng tương ứng và vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các vị trí nổi mụn trên mặt cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn? Nếu bạn có hiểu biết về các vị trí nổi mụn trên khuôn mặt hoặc cơ thể, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp để điều trị triệt để và loại bỏ mụn. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Face mapping – Các vị trí nổi mụn trên mặt của bạn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn trên khuôn mặt, bao gồm nội tiết, môi trường ô nhiễm và các vấn đề sức khỏe khác. Mặt là khu vực phổ biến nhất nổi mụn, bao gồm má, trán, cằm, mũi, lông mày và quanh mép. Theo Y Học Cổ Truyền, vị trí mụn trên khuôn mặt có thể phản ánh các bệnh lý khác nhau của cơ thể và đã được biểu diễn qua bản đồ mụn (Face Mapping).
Mụn ở trán
Nguyên nhân chủ yếu bị mụn ở trán là do tóc và các sẳn phẩm chăm sóc tóc gây ra. Nếu tóc của bạn không được gội sạch, dầu sẽ tích tụ trên trán và làm tắc nghẽn các lỗ chân lông ở đó, đặc biệt là các bạn để tóc mái. Các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa một loại hóa chất gọi là pomade, cũng như dầu, gel và sáp – các thành phần này cũng dễ làm da đổ dầu, bóng nhờn!
Ngoài ra còn một số lý do khác như:
- Thức khuya, mệt mỏi
- Do hệ tiêu hóa, bàng quang thải độc kém. Nếu để ý thì mụn mọc trên trán còn kèm theo những triệu chứng hay dấu hiệu khác khác như lở loét khoang miệng, lưỡi tấy đỏ,… Người mọc mụn ở trán cũng cảm thấy khó chịu khi ăn uống và giấc ngủ cũng phần nào bị ảnh hưởng.
Cách hạn chế mụn mọc ở trán, đó là:
- Sử dụng thảo dược mát gan như trà râu ngô, hạt sen, hoặc các loại thảo dược khác có tác dụng tốt cho gan. Bạn có thể uống hàng ngày thay cho nước lọc.
- Hạn chế đường trong khẩu phần ăn của bạn. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng mụn trên trán.
- Ăn nhiều rau xanh như rau cải, súp lơ xanh, và các loại rau khác. Rau xanh có thể tốt cho hệ tiêu hóa và giúp giảm mụn.
- Hạn chế sử dụng bia, rượu, coffee và các chất kích thích khác. Những chất này có thể gây kích ứng da và làm tăng nguy cơ mọc mụn.
Mụn ở má
Mụn trên má có thể do một số yếu tố lối sống gây ra. Ở nam giới, kem cạo râu là thủ phạm, trong khi ở phụ nữ, kem nền hoặc kem chống nắng là thủ phạm. Ga trải giường và vỏ gối bẩn cũng lưu trữ vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến da trên má của bạn, vì vậy phải thường xuyên vệ sinh có thể giúp giảm bớt mụn.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y học Nhiệt đới Luân Đôn và Queen Mary, Đại học Luân Đôn đã cho thấy rằng hầu hết các bề mặt màn hình điện thoại đều bị nhiễm vi trùng. Phát hiện cho thấy mặc dù 95% người dân cho biết họ rửa tay bằng xà phòng nhưng 92% điện thoại và 82% bàn tay đều có vi khuẩn bám trên đó. Đưa điện thoại lên tai và áp lên má khi gọi điện là cách rất dễ để vi khuẩn xâm nhập vào da.
Ngoài ra, mụn ở má còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan, phổi, mật,…
Để hạn chế mụn nổi lên ở vùng má, ngoài điều trị bạn nên kết hợp với các cách sau:
- Vệ sinh chăn gối: Đảm bảo rằng bạn giặt chăn gối thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất có thể gây kích ứng da.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích da như dầu gội, kem dưỡng, hoá chất trong mỹ phẩm, và các loại thuốc trang điểm. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không khí ô nhiễm.
- Tập các bài tập tăng chức năng phổi như hít thở: Bài tập hít thở sâu có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và lưu thông oxy trong cơ thể. Điều này có thể giúp làm sạch da và giảm nguy cơ mọc mụn.
Mụn ở vùng mũi và quanh khóe mũi
Có hai loại mụn ở mũi khác nhau: mụn trứng cá thông thường và mụn trứng cá đỏ.
Mụn trứng cá phổ biến hơn và liên quan đến mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt và u nang. Các loại mụn này cũng có khả năng xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể. Điều này là do lỗ chân lông bị tắc do sản xuất quá nhiều bã nhờn và tăng số lượng vi khuẩn gây mụn. Các vấn đề về tiêu hóa thường liên quan đến mụn trứng cá ở chóp mũi.
Mặc dù có tên như vậy nhưng mụn trứng cá đỏ không phải là mụn trứng cá thực sự. Tình trạng da gây ra mẩn đỏ, sưng tấy và nổi mụn giống như mụn trứng cá. Nguyên nhân là do các mạch máu bị viêm hiện rõ trên bề mặt da mà mọi người có xu hướng nhầm tưởng là mụn trứng cá.
Đây là vị trí liên kết mật thiết đối với tim và phổi khi xét theo bản đồ trị mụn. Việc đầu mũi bỗng nhiên hình thành những ổ mụn sưng tấy sẽ cảnh báo trực tiếp tim, phổi đang gặp vấn đề.
Vì thế, mà chúng ta cần phải hết sức để ý và quan sát thường xuyên vùng mũi của mình để sớm nhận ra các vấn đề về sức khỏe, bên cạnh đó:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
- Bổ sung các loại cá béo cùng các loại hạt vào khẩu phần ăn thường ngày để tăng lượng chất béo omega – 3.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc các thực phẩm lên men như dưa chua muối, kim chi, cà,….
- Kiểm tra và đo huyết áp, tim mạch thường xuyên theo định kỳ.
Mụn ở cằm và xương hàm
Các vết mụn xuất hiện ở 1/3 dưới khuôn mặt, ở cằm và quai hàm, được gọi là mụn do nội tiết tố. Phụ nữ có nhiều khả năng bị nổi mụn ở khu vực này hơn nam giới. Điều này là do sự gia tăng hormone nam – androgen – kích thích tuyến dầu tăng sản xuất dầu thừa, bã nhờn.
Một số phụ nữ nhận thấy mụn xuất hiện nhiều hơn trong thời kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi nồng độ hormone. Mụn trứng cá cũng có thể là triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), khi phụ nữ có lượng hormone nam rất cao và có các u nang nhỏ trong buồng trứng.
Làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng của mụn trứng cá?
Trong một số trường hợp, mụn có thể xuất hiện khắp mặt. Vậy làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng của mụn?
Có một số bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá trên mặt:
- Không chạm tay lên mặt khi không cần thiết để tránh lây lan vi khuẩn
- Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh
- Thường xuyên lau chùi màn hình điện thoại bằng khăn lau kháng khuẩn
- Ít trang điểm hơn và/hoặc nghiên cứu các nhãn hiệu sử dụng sản phẩm không chứa hóa chất, thành phần gây mụn
- Uống nhiều nước để giữ nước
- Thay ga trải giường hai tuần một lần
- Tập thói quen chăm sóc da và làm sạch da hàng ngày
- Hãy thử một chế độ ăn kiêng trong vài tuần – thử nghiệm việc loại bỏ các thực phẩm chế biến từ sữa và đường
- Cố gắng có được giấc ngủ chất lượng – ít nhất bảy đến tám giờ mỗi đêm
- Dành năm phút thiền mỗi ngày nếu bạn có một cuộc sống dễ gặp “stress”
Cách xây dựng một chu trình skincare hằng ngày cho da dễ bị mụn trứng cá
Điều thực sự quan trọng là hình thành thói quen chăm sóc da, vì làn da dễ bị mụn trứng cá cần được “yêu thương và chăm sóc” – và điều đó áp dụng cho cả nam giới và phụ nữ.
Hãy bắt đầu với 5 bước cơ bản dưới đây vào buổi tối để hình thành thói quen chăm sóc da.
1. Loại bỏ tất cả lớp trang điểm và bụi bẩn bằng sữa rửa mặt
2. Sử dụng sữa rửa mặt tạo bọt nhẹ nhàng – và thử tẩy tế bào chết mỗi tuần một lần
3. Thoa toner – nhỏ một vài giọt lên miếng bông và lau lên mặt và cổ đã được làm sạch
4. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Buổi sáng: rửa mặt bằng nước, làm sạch, thoa toner và chống nắng! Chọn loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 20, thêm thành phần dưỡng ẩm và không gây mụn.
Để chữa trị triệt để và giảm mụn, bạn có thể áp dụng các cách thức tác động từ bên ngoài da.
Nhớ rằng việc hạn chế mụn không chỉ liên quan đến việc áp dụng các biện pháp từ bên ngoài da, mà còn cần quan tâm đến sức khỏe nội tiết và chăm sóc tổng thể cơ thể. Nếu bạn có hiểu biết về các vị trí nổi mụn trên mặt hoặc cơ thể, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp để điều trị triệt để và loại bỏ mụn.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên từ các chuyên gia y tế. Nếu bạn gặp vấn đề về da hoặc sức khỏe, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn cụ thể hơn.
GỢI Ý NHỎ CHO BẠN BỘ SẢN PHẨM TRỊ MỤN CHO FACE VÀ BODY
Bộ sản phẩm điều trị mụn AC CONTROL BLEMISH của hãng GoodnDoc xuất xứ từ Hàn Quốc. Với thành phần chính là tinh dầu Tràm trà kết hợp với chiết xuất rau Diếp cá, kháng khuẩn kháng viêm, giúp gom cồi mụn nhanh và ngăn ngừa mụn quay lại, hỗ trợ trong điều trị mụn. Bộ sản phẩm đầy đủ các bước chăm sóc da cơ bản dành cho da mụn.
Bộ sản phẩm gồm:
- Xà phòng rửa mặt: AC Care Soap (dành cho da mụn viêm) và Blackhead Soap (dành cho da mụn không viêm)
- Sữa rửa mặt tạo bọt sẵn dịu nhẹ, làm sạch sâu: AC Control Blemish Foaming Cleanser
- Nước hoa hồng với BHA 2% giúp làm sạch, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên da, kháng viêm kháng khuẩn: AC Control Blemish Toner
- Tinh chất kháng viêm với AHA 2% giúp ngăn ngừa mụn lây lan, sử dụng hằng ngày sau bước toner hoặc trước và sau khi lấy nhân mụn, kết hợp đồng thời với kẽm PCA 0,1% giúp kiểm soát bã nhờn: AC Control Blemish Source
- Kem chấm mụn với kẽm oxide 5% cùng với niacnamide giúp kiểm soát bã nhờn, gom cồi mụn nhanh trong thời gian ngắn, ngăn ngừa mụn lây lan. Sử dụng chấm lên các nốt mụn đỏ bị viêm hoặc không viêm: AC Control Blemish Spot
- Kem dưỡng dành cho da mụn với kết cấu Emulsion mỏng nhẹ, dễ thấm, không gây bít tắc lỗ chân lông, giúp tái tạo, phục hồi da sau điều trị mụn. Ngoài các thành phần tinh dầu Tràm trà, ngải cứu, kẽm PCA sản phẩm còn bổ sung thêm dầu squalane, HA và panthenol: AC Control Blemish Emulsion.
Bộ sản phẩm điều trị mụn body
Ngoài ra hãng GoodnDoc còn phát triển một bộ mụn dành cho body, Sản phẩm Xịt mụn lưng AC CONTROL HOUTTUYNIA CORDATA MIST với các thành phần trị mụn từ thiên nhiên: chiết xuất lá Trà, chiết xuất cây Phỉ, chiết xuất Diếp cá, chiết xuất rễ Cam thảo. Dạng xịt giảm mụn, giúp kiểm soát bã nhờn và giảm triệu chứng mụn từ nhẹ đến vừa. XỊT LÊN DA 2 LẦN/ NGÀY – GIẢM TRIỆU CHỨNG MỤN VÙNG NGỰC VÀ LƯNG.
Trải nghiệm sản phẩm tại: GIAO TRADING CO.,LTD ; Bộ Trị Mụn GoodnDoc AC Control Blemish
Tài liệu tham khảo
Face mapping: what acne really says about your health
Contamination of UK mobile phones and hands revealed